Chụp ảnh chân dung là thể loại nhiếp ảnh phổ biến. Bởi nó đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phạm phải những sai lầm làm cho hình ảnh không đẹp như mình mong muốn. Vậy những sai lầm khi chụp ảnh chân dung nào dễ gặp nhất? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng.
Những người thợ ảnh sử dụng ống kính chụp rộng để tạo ra những hiệu ứng vui mắt khi chụp ảnh. Nhưng ống kính góc rộng sẽ làm cho đối tượng đứng gần lớn hơn nhiều so với vật thể đằng sau. Bức hình sau khi chụp rất mất cân đối.
Sẽ thế nào nếu bức hình là đôi mắt to bất thường trong khi mặt bạn thì nhỏ hơn rất nhiều? Nếu chụp hình ngộ nghĩnh, vui nhộn thì khá phù hợp. Nhưng nếu chụp chân dung thì ống kính góc rộng không phải là lựa chọn tốt.
Bạn có thể xem xét đến các ống kính có tiêu cự 85mm hoặc 135mm. Đây là tỷ lệ lý tưởng cho những bức ảnh chân dung nghệ thuật.
Đôi mắt là điểm mà các nhiếp ảnh gia luôn muốn nhấn mạnh nó trên gương mặt chủ thể. Bởi đôi mắt quyết định đến cái hồn của bức hình. Do đó, mỗi bức ảnh chân dung đều phải rõ nét đôi mắt.
Bạn có thể khóa nét cho đôi mắt. Tốt hơn hết là khóa nét bằng tay với đối tượng tĩnh, sử dụng chế độ live view và trang bị thêm chân máy. Điều này giúp bạn có thể lấy nét một cách chính xác và có bức hình hoàn hảo nhất. Nếu bạn thường xuyên sử dụng chế độ lấy nét tự động AF, hãy thiết lập và kiểm soát cho mình.
Đây cũng là sai lầm thường thấy khi chụp ảnh chân dung.
Nếu sử dụng khẩu độ quá nhỏ, độ sâu trường ảnh sẽ lớn. Điều này khiến hậu cảnh sẽ hiện rõ và làm chủ thể không nổi bật. Bức ảnh sẽ gây rối mắt người xem. Với trường hợp này, bạn hãy yêu cầu mẫu ảnh tiến về phía trước, cách xa hậu cảnh. Ngoài ra có thể chuyển sang sử dụng ống kính có tiêu cự dài hơn để giảm DOF mà không cần thay đổi khẩu độ.
Nếu sử dụng khẩu độ quá lớn, độ sâu trường ảnh bị hạn chế. Hãy tưởng tượng rằng bạn chỉ lấy nét được đôi mắt, còn vùng tai xung quanh sẽ bị mờ. Lúc này, bạn hãy điều chỉnh khẩu độ lại thêm 1 – 2 stop là cải thiện được tình hình. Đồng thời phóng to màn hình máy ảnh để kiểm tra độ nét và độ sâu của trường ảnh.
Đây có thể được xem là sai lầm cơ bản khi chụp ảnh chân dung của những người mới chơi. Việc không chú ý đến hậu cảnh làm bức hình có thêm cành cây, cột điện, … vô tình gắn trên đầu chủ thể. Để khắc phục, bạn có thể cho mẫu ảnh đứng xa hậu cảnh và xóa phông mạnh hơn với khẩu độ rộng.Đổ bóng nặng
Khi chụp ảnh dưới ánh sáng, tạo ra hiện tượng đổ bóng nặng. Trong trường hợp chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời, tốt nhất nên chụp mẫu ở chỗ có bóng râm. Bạn có thể làm mềm và giảm tác động của phần bóng khi chụp mẫu bằng cách sử dụng đèn flash hoặc tấm hắt sáng.
Khi chụp ảnh trẻ nhỏ, bạn có thể chống khuỷu tay trên sàn, hoặc quỳ gối khi chụp hình. Nếu muốn nhấn mạnh đến vẻ nhỏ bé của đối tượng, bạn có thể chụp từ trên cao xuống. Và lời khuyên là không nên chụp từ dưới lên vì bức ảnh sẽ chỉ nổi bật phần cằm và mũi của mẫu.
Xem thêm: PHỤC CHẾ ẢNH LÀ GÌ? ĐƠN VỊ PHỤC CHẾ ẢNH UY TÍN, GIÁ RẺ
Trên đây là một số sai lầm cơ bản khi chụp ảnh chân dung. Hy vong bài viết đã giúp bạn tìm ra lỗi và khắc phục để có được bức chân dung đẹp và hoàn hảo nhất.
Phục chế ảnh cũ không chỉ là một quá trình kỹ thuật nhằm khôi phục vẻ đẹp ban đầu của ảnh mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua những lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ để đảm bảo quá trình phục chế diễn ra suôn sẻ...
Phục chế ảnh cũ không chỉ là quá trình bảo tồn những kỷ niệm quý giá mà còn là nghệ thuật tái tạo lại những hình ảnh từ quá khứ. Adobe Lightroom, với bộ công cụ chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ của mình, là một phần mềm lý tưởng cho công việc này. Dưới đây là hướng dẫn từng bước...
Trong thế giới ngày càng phát triển của công nghệ số, việc bảo tồn và phục chế những bức ảnh cũ đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Với sự giúp đỡ của các công cụ phần mềm chuyên nghiệp, bất kỳ ai cũng có thể hồi sinh những kỷ niệm quý giá mà không cần phải...
Trong thời đại số hóa mạnh mẽ, in ảnh kỹ thuật số đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng in ấn tốt nhất, có những lưu ý quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là 10 lưu ý khi in ảnh kỹ thuật số mà bất kỳ ai cũng cần...
Ảnh cũ giữ chứa biết bao ký ức và giá trị tinh thần đối với chúng ta. Thế nhưng, thời gian và các yếu tố môi trường thường xuyên làm hại đến chất lượng của chúng, từ việc bị mờ, rách, cho đến phai màu hoặc nhiễm mốc. May mắn thay, công nghệ hiện đại ngày nay đã mở ra...
Trong thế giới số hóa ngày nay, việc phục chế ảnh cũ đã trở thành một nhu cầu phổ biến, không chỉ để bảo tồn kỷ niệm mà còn để duy trì tính xác thực của chúng. Phục chế ảnh cũ một cách chuyên nghiệp không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn cần một cảm quan tinh tế để bảo toàn...
Trong thế giới số hóa ngày nay, việc phục chế ảnh cũ đã trở thành một nhu cầu phổ biến, không chỉ để bảo tồn kỷ niệm mà còn để duy trì tính xác thực của chúng. Phục chế ảnh cũ một cách chuyên nghiệp không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn cần một cảm quan tinh tế để bảo toàn...
Trong thế giới số hóa ngày nay, việc bảo tồn và phục hồi những kỷ niệm qua ảnh cũ đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) đã mở ra một kỷ nguyên mới trong việc phục chế ảnh cũ, mang lại hơi thở mới cho những bức ảnh đã phai...
Trong kỷ nguyên số hóa ngày nay, việc phục chế ảnh cũ không chỉ là một cách để bảo tồn ký ức mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự kết hợp tinh tế giữa công cụ và kỹ thuật. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết về cách lựa chọn công cụ và kỹ thuật phục chế ảnh cũ, giúp bạn khôi...